Toán tư duy – phát triển khả năng tiềm ẩn của bé!

Phát triển tư duy cho trẻ mầm non là một việc quan trọng, tuy nhiên, bạn không thể buộc trẻ học bằng những bài học khô khan hay áp đặt mà hãy biến nó thành một hoạt động nhẹ nhàng, thậm chí là một trong những trò chơi vui của gia đình. Từ đó trẻ sẽ dàn dần tiếp nhận và phát triển mà không cảm thấy gò bó hay khó chịu. Toán tư duy hoàn toàn có thể giúp bạn phát triển khả năng tư duy của bé một cách tốt nhất. Hãy cùng trung tâm đào tạo toán tư duy Abacus Master tìm hiểu nhé!

Để phát triển tư duy cho trẻ mầm non, bạn nên đặt những câu hỏi về toán tư duy với cách dùng từ ngữ đơn giản, gần gũi và chính xác; và quan trọng nhất là bạn đừng yêu cầu quá cao ở trẻ, chỉ nên tập trung thực hiện từng bước một một cách hệ thống và đúng cách.

Xem thêm:

Những ưu điểm mà chỉ có trung tâm dạy toán tư duy Abacus Master mới có

Bật mí 4 phương pháp học toán tư duy hiệu quả dành cho trẻ mầm non

Tổng hợp 3 phương pháp học toán tư duy phổ biến hàng đầu hiện nay

Giúp trẻ đọc nội dung của những hình ảnh liên quan đến toán tư duy một cách đơn giản

Có 6 hình thức phát triển tư duy cho trẻ mầm non thông qua toán tư duy. Đây là các loại phổ biến đối với mọi người, nên khi áp dụng với mỗi trẻ, bạn cần phải chỉnh sửa câu hỏi linh hoạt sao cho phù hợp với khả năng tiếp nhận của bé, sao cho trẻ có thể hiểu một cách rõ ràng nhất.

1. Phát triển khả năng học toán tư duy cho trẻ mầm non qua kỹ năng nhận thứctoán tư duy, toán soroban, toan tu duy, toan soroban

Nhận thức tức là nắm vấn đề hoặc hiểu được chính xác ý nghĩa thực sự của vấn đề, trong đó bao gồm cả việc nhận biết các sự vật và chất liệu. Vậy thì phát triển kỹ năng này như thế nào? Sử dụng các từ và cụm từ như: “giải thích”, “mô tả”, “đoán”, dự đoán”, “phát hiện”, “xác định”… để giúp con bạn có thể giải thích, mô tả và đoán được nhiều thứ trong thế giới tự nhiên.

Câu hỏi liên quan đến toán tư duy để gợi ý cho các bậc phụ huynh:

  • Con chỉ cho mẹ xem hình nào là hình ăn cơm – Hình nào là hình đi chơi ? ( Cho trẻ xem 5-7 hình khác nhau, trong đó có 2 hình mô tả hoạt động trên)
  • Con có đoán được hình này là hình gì không? ( Cho trẻ xem một loạt 5 hình có các hoạt động khác nhau và chỉ vào một hình – tốt nhất là hình chụp )

2. Toán tư duy – Phát triển kỹ năng nhận biếttoán tư duy, toán soroban, toan tu duy, toan soroban

Phát triển tư duy cho trẻ mầm non qua kỹ năng nhận biết về bộ môn toán tư duy bao gồm khả năng ghi nhớ, nhắc lại, sửa lại cho chính xác, phù hợp và cả nhận xét đúng – sai từ các dữ liệu có sẵn.

Phát triển kỹ năng này như thế nào? Bạn nên sử dụng đúng những từ và cụm từ như: “khi nào”, “như thế nào”, “bao nhiêu”, “ở đâu”, “gì”… Những từ ngữ đơn giản và dễ hiểu sẽ giúp trẻ có được những câu trả lời chính xác.

Câu hỏi gợi ý:

  • Trong đĩa này có bao nhiêu trái mận?
  • Cái này màu đỏ hay xanh?
  • Ngày Chủ nhật con có đi học không?

Trước khi dạy trẻ nhận biết về số lượng – cần phải giúp trẻ phân biệt được 3 đại lượng là: Một ( 1 ) Hai ( 2 ) và Ba (3 ) – trẻ phải hiểu rằng 3 thì lớn ( > ) hơn 2 – 2 thì lớn ( > )hơn 1. Hoặc 3 thì nhiều hơn 2 – 2 Thì Nhiều hơn 1. Ngược lại : 1 thì nhỏ ( < ) hơn 2 – 2 thì nhỏ( < ) hơn 3 – 1 thì ít hơn 2 – 2 thì ít hơn 3.

Để hiểu được các khái niệm về toán tư duy này, bạn cần sử dụng các hình ảnh mô tả, minh họa về số lượng và khối lượng. Hãy cho trẻ xem hai hình có độ lớn/nhỏ khác nhau: Trái banh lớn ( bóng đá ) trái banh nhỏ (bóng bàn) – Con voi lớn / con chó nhỏ – Cái bàn lớn/ cái ghế nhỏ.

Hãy cho trẻ xem các hình liên quan đến toán tư duy như việc nhiều/ít : dĩa nhiều trái cây/dĩa ít trái cây … Nếu có điều kiện nên cho trẻ em vật thực như khi đi chợ về, cho trẻ xem các loại bánh trái với số lượng khác nhau.

3. Phát triển kỹ năng phân tích thông qua toán tư duy

Kỹ năng này bao gồm việc tách thông tin thành nhiều phần, đoạn để xem xét một cách chi tiết. Đây là một kỹ năng quan trọng để phát triển tư duy cho trẻ mầm non , giúp trẻ có thể học được các bài học dài có nhiều chi tiết khác nhau.

Phát triển kỹ năng này như thế nào? Bạn có thể sử dụng những từ đơn giản và dễ hiểu liên quan đến toán tư duy như: “đâu là điểm khác nhau”, “giải thích”, “so sánh”… Khi được hỏi những câu có chứa các từ khóa này, bé sẽ bắt đầu suy nghĩ bằng cách chia tách câu hỏi thành nhiều phần.toán tư duy, toán soroban, toan tu duy, toan soroban

Câu hỏi gợi ý:

Cho trẻ xem 2 hình: Hình em bé và hình một con vật ( hay một cái cây ) và hỏi trẻ:

  • Nói cho mẹ điểm khác biệt giữa em bé và cái cây ?
  • Chấp nhận mọi trả lời miễn là là hợp lý hay quan trọng hơn là trẻ hiểu được sự khác biệt là gì ?

4. Phát triển kỹ năng ứng dụng bằng toán tư duy

Kỹ năng này bao gồm việc vận dụng những thông tin hay chi tiết toán tư duy mà các em đã được học hoặc biết vào những điều mới lạ, chưa từng gặp trước đây.

Phát triển kỹ năng này như thế nào? Sử dụng các từ để khuyến khích trẻ áp dụng vào các tình huống mới. Các từ này có thể là: “chứng minh”, “chỉ cho mẹ”, “nói cho mẹ”…

Câu hỏi gợi ý:

  • Trái cam và quả bóng này có gì giống nhau? (cùng có hình tròn)
  • Chỉ cho mẹ xem cái cây to với bụi cây khác nhau thế nào. (Cây to có 1 thân cây to , bụi cây có nhiều cành nhỏ).
  • Nói cho mẹ nghe chó sủa thế nào nào?(gâu gâu)

Vậy là bạn hoàn toàn có thể phát triển các kĩ năng cho bé thông qua việc cho bé tiếp xúc với toán tư duy khi còn bé. Điều này không giúp hoàn thành khả năng toán học mà còn giúp bé có thể phát triển các kĩ năng mềm khác. Hãy để trung tâm đào tạo toán tư duy Abacus Master đồng hành phát triển các kĩ năng còn tiềm ẩn của bé nhé!

Bài Viết Liên Quan