Toán học là môn học có mối quan hệ mật thiết tới tư duy của trẻ. Hơn nữa, Toán học lại là môn học sẽ theo con lên đến tận đại học. Chính vì vậy rất nhiều phụ huynh Việt đã tìm kiếm những phương pháp giúp con giỏi Toán ngay từ nhỏ. Hiểu được điểu này, Trung tâm đào tạo Toán soroban – Abacus Master đã tổng hợp những bước chuẩn bị giúp con giỏi Toán cho các bậc phụ huynh tham khảo. Cùng Abacus Master tìm hiểu nhé!
Cho con tiếp xúc với chương trình Toán soroban!
Điều đầu tiên ba mẹ có thể chuẩn bị để giúp con giỏi toán đó chính là cho con tiếp xúc với Toán soroban. Vậy Toán soroban là gì?
Toán soroban là phương pháp rèn luyện tư duy được thiết kế dành riêng cho trẻ trong độ tuổi từ 6-12 tuổi. Công cụ tính toán mà trẻ sử dụng trong phương pháp này chính là chiếc bàn tính Soroban. Việc học tập và rèn luyện thường xuyên cùng với chiếc bàn tính trong Toán soroban sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng tính toán, sự tập trung, tốc độ tính nhẩm, khả năng ghi nhớ, khả năng xử lý thông tin. Kết quả này đã được công nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó có Nhật Bản – đất nước của Toán soroban.
Không áp lực và khô khan như môn Toán thông thường. Học Toán soroban với bàn tính Soroban giống như một trò chơi trí tuệ. Trẻ có thể vui học toán, tính nhẩm nhanh trong mỗi giờ Toán soroban. Đặc biệt là Toán soroban giúp trẻ rèn luyện trí não, luyện trí thông minh, và thoát ly hoàn toàn chiếc máy tính hiện đại. Điều này giúp cho não bộ của trẻ tránh được việc ỉ lại, không muốn tính nhẩm ngay cả với những phép tính đơn giản nhất.
Đó là lý do vì sao rất nhiều phụ huynh Việt lựa chọn Toán soroban như một bước chuẩn bị vững chắc nhất cho con ngay từ khi còn nhỏ. Toán soroban đã và đang làm nên những điều vô cùng kì diệu cho những đứa trẻ.
Rèn luyện sự chuyên tâm, tập trung cho trẻ – Toán soroban
Khi giải một bài toán khó, có lẽ điều quan trọng nhất là sự kiên trì và tập trung. Ba mẹ hoàn toàn có thể giúp con rèn luyện điều này ngay tại nhà. Ba mẹ nên để bé chuyên tâm chỉ làm 1 việc 1 lúc, từ đầu đến cuối. Điều này giúp con hình thành tính kiên trì, sự tập trung vô cùng hiệu quả. Ba mẹ cũng không nên cho con chơi quá nhiều trò chơi cùng một lúc. Bởi điều này sẽ làm trẻ xao nhãng, không tập trung. Hãy lưu ý điều này ba mẹ nhé!
Ngoài ra, ba mẹ nên rèn cho trẻ tính kiên nhẫn, tự giải quyết các vấn đề. Nhiều ba mẹ có tâm lý thương con. Nên ngay khi con gặp khó khăn và cầu cứu, là giúp con giải đáp ngay. Điều này sẽ tạo cho con sự ỉ lại. Thay vì vậy, hãy nói với con “Con thử suy nghĩ xem sao?”, “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con làm a hay b?, “Mình phải làm sao bây giờ nhỉ?”. Trung tâm đào tạo Toán soroban Abacus Master nghĩ rằng cách này sẽ tối ưu hơn đó.
Tập cho trẻ có thói quen tư duy chính xác – Toán soroban
Hãy bắt đầu chỉ cho con bằng việc luôn gọi đúng tên mọi vật, sự việc, cảm xúc… Điều này thể hiện qua cách nói của mỗi chúng ta. Hãy nói “Đúng 7h mình sẽ xuất phát đi học con nhé”. Thay vì “Con có nhanh lên không mẹ muộn làm bây giờ”. Hay “Con được xem tivi 30 phút mỗi ngày và khi chuông reo là hết giờ”, thay vì “Hết giờ xem rồi tắt ngay đi”. Vô cùng đơn giản phải không nào?
Tập cho con tư duy logic – Toán soroban
Khi bày bàn ăn nói “Con thử đếm xem nhà mình có bao nhiêu người. Bao nhiêu người thì sẽ cần bấy nhiêu bát”. Ngoài ra còn có rất nhiều trò chơi phụ huynh có thể chơi trước khi đi ngủ với con.
Đơn giản nhất là đưa ra hai lựa chọn để con chọn một “Con tôm sống dưới nước hay trên bờ?”, “Ông mặt trăng có vào ban ngày hay ban đêm. Sau đó tăng dần độ khó bằng việc để con tự nghĩ ra câu trả lời. “Chim bay, cò bay, chó có bay không nào?”, “Không?”, “Tại sao chó lại không biết bay?”, “Vì nó không có cánh” là câu trả lời bạn đang chờ.
Tập thói quen tư duy, xử lý thông tin trước khi hành động – Toán soroban
Đừng để trẻ thử đúng sai rồi rút ra kết luận. Ngay từ bé luôn làm mẫu cho bé các hoạt động một cách chính xác, làm mẫu thì phải chuẩn, sau khi hướng dẫn bé làm chưa đúng thì lần sau làm mẫu lại chứ không nhảy vào sửa khi con đang làm việc, bất cứ việc gì từ nhỏ đến lớn.
Hãy giúp con so sánh mọi thứ có thể, màu xanh nào đậm hơn, bông hoa nào nhiều cánh hơn, tòa nhà nào cao hơn, bộ lego nào khó hơn, cái xe nào chạy nhanh hơn, câu chuyện nào dài hơn, phòng nào trong nhà rộng hơn, con cá nào to hơn… sau đó đến so sánh hơn nhất. So sánh giúp trẻ hiểu bản chất sự việc, giúp rèn khả năng quan sát, tư duy, ra quyết định. Đó chính là áp dụng toán học vào cuộc sống một cách đơn giản.