Cùng Toán soroban tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ lười học

Con lười học là việc đau đầu của không ít phụ huynh Việt. Thậm chí rất nhiều phụ huynh còn cảm thấy bất lực khi không thể khuyên bảo được con. Tuy nhiên thay vì bực dọc, buồn phiền, điều đầu tiên các bậc phụ huynh nên làm, đó là: tìm ra nguyên nhân. Hãy cùng Toán soroban tìm hiểu nguyên nhân vì sao con lười học ba mẹ nhé!

toán tư duy, toán soroban, toan tu duy, toan soroban
Con lười học, đâu là giải pháp? – Toán soroban

Con lười học không phải do bản chất – Toán soroban

Các bậc phụ huynh thường cho rằng con không chịu học là vì chúng lười biếng. Tuy nhiên thực chất không phải như vậy. Khi con lười biếng con sẽ không làm gì cả, ngồi yên một chỗ, không thích chơi đùa. Theo Toán soroban tìm hiểu thì tình trạng này xảy ra khi con bị đau ốm hoặc gặp vấn đề về sức khỏe.

Như vậy, nếu trẻ ham hoạt động bình thường song lại lười học thì không phải là vì chúng lười biếng, mà là do trong việc học có điều làm cho con lo sợ, không thích.

toán tư duy, toán soroban, toan tu duy, toan soroban
Trẻ bị thu hút bởi những gì chúng thích – Toán soroban

Những đứa trẻ không chịu học có thể vì chúng cảm thấy không hứng thú việc học. Cũng có thể là do chúng không thấy rõ sự cần thiết, ích lợi. Ngược lại, trẻ ham chơi đơn giản vì trong trò chơi có những điều hấp dẫn, gợi được niềm vui cho trẻ, đáp ứng lại nhu cầu hoạt động, hiểu biết của chúng.

Trẻ lười học, đâu là nguyên nhân? – Toán soroban

Trẻ có vấn đề về sức khỏe – Toán soroban

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân khiến con lười học có thể là vì sức khỏe của chúng không tốt. Theo Toán soroban, đây có thể là do tình trạng sức khoẻ của con có vấn đề. Chẳng hạn như các bệnh về tai, mắt, hoặc cũng có thể do chế độ ăn uống của trẻ chưa hợp lý.

Thiếu thời gian nghỉ ngơi, vui chơi – Toán soroban

Bạn có biết rằng thời gian vui chơi, nghỉ ngơi của con quá ít, khiến thần kinh bị mệt mỏi, ức chế… Tất cả những điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sức khoẻ và như vậy con sẽ không theo được nhịp học trong lớp dẫn đến sự chán nản không muốn học.

Trẻ vốn chậm chạp hoặc quá hiếu động – Toán soroban

Con lười học còn có thể bởi tâm lý nhu nhược bẩm sinh của chúng. Điều này có nghĩa là có thể con sinh ra vốn chậm chạp, tạo thành thói quen lười nhác. Song ngược lại nếu con  quá hiếu động cũng là một nguyên nhân. Bởi theo Toán soroban tìm hiểu tính hiếu động nhiều khi biến thành sự ham chơi, khiến con không tập trung học hành.

toán tư duy, toán soroban, toan tu duy, toan soroban

Vấn đề trong gia đình – Toán soroban

Theo Toán soroban tìm hiểu có rất nhiều trường hợp việc lười học của trẻ rất được tạo nên bởi chính cha mẹ chúng. Đó là khi con cảm thấy thất vọng thậm chí chán ghét cha mẹ. Hàng ngày  phải chứng kiến cảnh cha mẹ bất hòa hay cảm thấy mình không được quan tâm… Từ những lý do trên đã hình thành tâm lý mệt mỏi, chán nản, bất cần, thờ ơ ở trẻ nhỏ.

Tâm lí ỷ lại – Toán soroban

Toán soroban cho rằng nguyên nhân khiến con chán học đôi khi rất đơn giản. Đó là bởi vì bố mẹ chăm con quá kỹ làm con ỷ lại. Thói quen vừa ăn vừa chơi hay vừa học vừa chơi cũng làm con trở nên xao lãng, chểnh mảng trong bất kỳ mọi việc.

Học trước chương trình – Toán soroban

Rất nhiều cha mẹ cho con học trước chương trình. Bởi họ kỳ vọng con sẽ thông minh, nắm trước được mọi kiến thức để có thời gian làm bài nâng cao. Tuy nhiên điều này lại là con dao hai lưỡi. Không những không làm trẻ học tốt hơn mà còn khiến trẻ bị lạc lõng với chương trình học bình thường, không coi trọng giờ học và trở nên lười nhác.

Vấn đề trong môi trường học tập – Toán soroban

Toán soroban nghĩ rằng nguyên nhân làm con chán học có thể là do cách dạy của thầy cô không hấp dẫn. Hoặc cũng có thể là do bạn bè trong lớp nảy sinh mâu thuẫn.
Phụ huynh hãy nhớ rằng giai đoạn đầu đời là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Chính vì vậy phương pháp giáo dục không đúng đắn trong giai đoạn này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm thế học tập của trẻ. Vì vậy ba mẹ cần thật sự quan tâm một cách thật hợp lý để trẻ không sợ học và có hứng thú với việc học.

Bài Viết Liên Quan