Khi con không nghe lời cha mẹ nên làm gì? – Toán soroban

Chẳn hẳn có rất nhiều quý phụ huynh đang đau đầu với việc làm sao để con nghe lời hơn? Làm sao để con dừng việc đang làm lại để làm việc khác cần phải làm? Chẳng hạn như  dừng xem TV, chơi trò chơi để đi ngủ, đi làm bài tập… Song thực tế nhiều khi bé sẽ xem như không nghe thấy, để cha mẹ phải nhắc đi nhắc lại. Thậm chí phải phàn nàn, la mắng nhưng vẫn không hiệu quả. Gặp phải việc này thì nên làm thế nào đây? Cùng Trung tâm đào tạo Toán soroban Abacus Master khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nha!

Bí quyết để không bao giờ phải nói 2 lần với trẻ – Toán soroban

Trong bài viết này, Trung tâm đào tạo Toán soroban Abacus Master  sẽ chia sẻ với các bậc cha mẹ phương phá 6 bước để không bao giờ phải nói hai lần với trẻ. Phương pháp này sẽ chỉ cho cha mẹ cách vừa giữ được không khí bình hòa. Vừa khiến bé thoải mái chuyển từ việc này sang việc khác. Đồng thời hình thành thói quen phối hợp tốt.

Bước 1: Dừng việc mà bạn đang làm lại, đi đến chỗ bé, đứng nhìn bé – Toán soroban

Trung tâm đào tạo Toán soroban Abacus Master tin rằng hẳn có rất nhiều người trong số chúng ta, từng nói vọng ra từ nhà bếp bảo con đi làm bài tập hoặc ăn cơm hay không? Bạn có từng ở một phòng nhưng lại hỏi con đang ở trong một phòng khác chưa?

toán tư duy, toán soroban, toan tu duy, toan soroban
Bí quyết để không bao giờ phải nói 2 lần với trẻ – Toán soroban

Khi con không nhìn thấy cha mẹ thì sẽ dễ mặc kệ, phớt lờ bạn. Nếu bạn không dừng việc đang dở tay của bản thân. Sau đó đi đến bên cạnh nhìn con thì nhiều khi con sẽ không thèm nghe lời chúng ta nói. Phải đứng trước mặt con để con cảm thấy chúng ta rất nghiêm túc và việc này rất quan trọng. Đây là bước đầu tiên mà trung tâm đào tạo Toán soroban – Abacus Master muốn chia sẻ với bạn.

Bước 2: Đợi cho đến khi bé dừng việc đang làm và nhìn bạn – Toán soroban

Bước này chính là để con chuyên tâm vào lời bạn muốn nói.

Tình huống thường thấy là khi thấy con đang chuyên tâm đọc truyện, vẽ, viết, xếp hình… chúng ta lại nói vào lúc này, có thể căn bản là con sẽ không nghe hoặc quên ngay lời bạn nói. Nếu bạn chịu đứng một lúc, đợi đến khi con ngẩng đầu nhìn bạn thì bạn sẽ nhận ra rằng thái độ của con có sự thay đổi rất lớn.

Một lời khuyên mà trung tâm đào tạo Toán soroban – Abacus Master khuyên bạn. Đó là khi bạn đợi con dừng việc đang làm ngẩng đầu nhìn. Bạn có thể dùng cách dịu dàng để thể hiện rằng bạn rất thích thú với việc mà con đang làm và tìm lý do gì đó để “khen” con, điều này sẽ khiến con ngẩng đầu nhìn vào mắt bạn.

toán tư duy, toán soroban, toan tu duy, toan soroban

Việc quan tâm con từ góc độ tích cực sẽ khiến con chịu làm theo ý bạn, vui vẻ nghe lời và hợp tác.

Ví dụ như: “Con đã đọc hết nửa quyển sách này rồi cơ à?”

Chú ý là đừng gọi tên để khiến trẻ chú ý đến bạn, bởi vì cha mẹ thường gọi tên trẻ để bảo trẻ làm việc gì đó hoặc không cho làm việc gì đó nên trẻ sẽ cố gắng không nghe thấy lời bạn gọi, không thể khiến trẻ tập trung hoàn toàn ngay được.

Bước 3: Nói ra yêu cầu của bạn cho trẻ nghe, dùng từ đơn giản, trình bày rõ ràng, chỉ nói một lần – Toán soroban

Phải trình bày yêu cầu rõ ràng với con (yêu cầu không được quá dài để tránh việc trẻ xao nhãng).

Trẻ phải chuyển từ việc đang nhập tâm, đặc biệt là việc mà trẻ yêu thích sang việc không mấy thu hút thì lúc này bạn có thể dùng cách “đếm ngược” để làm dịu sự không vui của trẻ khi phải làm việc khác. Cách này không chỉ có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, mà còn giảm phiền phức và sốt ruột.

toán tư duy, toán soroban, toan tu duy, toan soroban
Nói ra yêu cầu của bạn cho trẻ nghe, dùng từ đơn giản, trình bày rõ ràng, chỉ nói một lần – Toán soroban

Với những trẻ bản tính hay nôn nóng, cố chấp, trước tiên hãy đếm ngược mỗi 3 phút, sau đó mỗi 2 phút, rồi mỗi 1 phút. Mỗi lần như vậy, con của bạn đều sẽ nghe thấy việc tiếp theo mà con cần làm là gì, não của trẻ sẽ tự động vẽ ra hình ảnh của việc kế tiếp.

Qua 3 bước đầu, đa số trẻ đều sẽ phối hợp, còn nếu vẫn không nghe thì còn 3 bước sau đây có thể loại bỏ sự phản kháng của trẻ.

Bước 4: Bảo con nhắc lại yêu cầu của bạn cho bạn nghe chính xác và đầy đủ – Toán soroban

Khi bé nhắc lại với bạn điều mà bé cần làm thì não của bé cũng tự động xuất hiện hình ảnh rất rõ ràng sinh động. Trong hình ảnh đó, bé đang làm việc mà trẻ vừa nói đến. Khi bé nghe thấy lời nói bảo phải làm từ trong đầu thì bé sẽ có ý thức tự chủ. So với việc nghe bạn nói thì cách này sẽ khiến trẻ chú ý đến yêu cầu hơn.

toán tư duy, toán soroban, toan tu duy, toan soroban
Bảo con nhắc lại yêu cầu của bạn cho bạn nghe chính xác và đầy đủ – Toán soroban

Đừng bắt trẻ nói như một con vẹt, bởi vì trẻ cũng có thể lặp lại lời bạn nói dù không thật sự ý thức được mình cần làm gì. Khi trẻ tự dùng ngôn ngữ của chính mình để nói với bạn trẻ cần làm gì, làm khi nào, làm thế nào thì tức là trẻ đã nghe và hiểu yêu cầu của bạn. Điều này sẽ giảm bớt việc trẻ tìm cớ thoái thác.

Trong một số trường hợp, sau bước thứ 4, trẻ vẫn không nghe lời, vậy thì người lớn nên dùng đến bước thứ 5.

Bước 5: Đứng đợi trẻ – Toán soroban

Nếu như sau bước thứ 4 mà con vẫn không bắt đầu làm việc mà bạn yêu cầu. Lúc này Trung tâm đào tạo Toán soroban Abacus Master có một lời khuyên cho bạn. Đó là thì hãy vui vẻ đứng đợi con.

Chờ đợi là một biện pháp vô cùng hiệu quả. Bởi điều này cho thấy bạn rất nghiêm túc. Hãy xem thời gian bạn đứng đợi con phản ứng là một sự đầu tư.  Trung tâm đào tạo Toán soroban Abacus Master nghĩ rằng điều này sẽ nhanh chóng mang đến cuộc sống gia đình hòa bình hơn, nhẹ nhàng hơn, vui vẻ hơn.

Để giảm áp lực khi chờ đợi, Trung tâm đào tạo Toán soroban Abacus Master khuyên bạn, hãy chú ý cố gắng hoàn thành tất cả những việc cần làm trước. Có như vậy bạn mới có thể dành thời gian uốn nắn trẻ.

Nếu sau bước thứ 5 mà con vẫn không phối hợp. Lúc này bạn phải dùng đến bước thứ 6 cuối cùng.

Bước 6: Khen ngợi và lắng nghe cảm nhận của con – Toán soroban

Khi bạn đứng đợi bé, hãy nhìn thẳng vào từng hành động nhỏ của bé. Dù đó là những hành động vô cùng nhỏ, bạn cũng phải khen ngợi con. Đồng thời lắng nghe phản hồi cảm nhận của bé.

Mỗi ngày “khen ngợi” bé một chút. Trung tâm đào tạo Toán soroban Abacus Master tin rằng con sẽ tích cực phối hợp với người lớn hơn và thể hiện mặt tốt nhất của mình.

Phụ huynh nên giữ thái độ hòa nhã, tôn trọng để con hình thành thói quen tốt.

Kết: Hãy kiên trì làm theo 6 bước trên cho đến khi con trẻ phối hợp với bạn. Trung tâm đào tạo Toán soroban Abacus Master tin rằng nếu áp dụng thành công phương pháp này, Trẻ sẽ phối hợp và sẽ luôn thực hiện nhanh hơn bạn nghĩ.

Bài Viết Liên Quan