Trong giai đoạn đầu đời, khả năng tập trung của trẻ thường không tốt. Trẻ thường bị thu hút bởi những thứ xung quanh. Dẫn đến việc học thiếu tập trung mang lại kết quả không tốt. Các nhà khoa học trên thế giới đã lý giải hiện tượng thiếu tập trung bằng nguyên lý hoạt động của não bộ. Hãy cùng Abacus Master tìm hiểu rõ hơn về điều này nhé. Đồng thời Abacus Master gửi tới bạn đọc một phương pháp phát triển não bộ và nâng cao khả năng tập trung cực đỉnh. Đó là phương pháp Toán soroban đến từ Nhật Bản.
Mối quan hệ giữa hiện tượng thiếu tập trung và não bộ – Toán soroban
Các nhà khoa học trên thế giới đã giải thích hiện tượng thiếu tập trung bằng các nguyên lý hoạt động của não bộ. Não bộ của chúng ta chia làm hai bán cầu não: trái và phải. Trong khi bán cầu não phải thiên về sáng tạo, âm nhạc, hội họa, tưởng tượng, tình cảm… Thì bán cầu não trái lại có khả năng ghi nhớ về ngôn ngữ, sự kiện, số học, lập luận … Người nào hoạt động thiên về lĩnh vực nào hơn thì bán cầu não bên ấy sẽ hoạt động nhiều hơn. Tạo ra các liên kết Noron thần kinh càng nhiều. Kết quả là người đó càng giỏi về lĩnh vực ấy.
Song nếu chỉ có một trong 2 bán cầu não làm việc. Bên còn lại sẽ “nghỉ ngơi” thì sẽ gây ra hậu quả không tốt chút nà. Nếu chúng ta để cho một bán cầu não làm việc cật lực. Trong khi bán cầu não còn lại không làm gì, thì nó sẽ trở thành “kẻ phá đám”. Bán cầu não rảnh rỗi đó sẽ làm chúng ta buồn chán, mơ mộng, làm giảm sự tập trung.
Cách trẻ vận dụng não bộ vào quá trình học tập và suy nghĩ cũng như vậy.
Phần đa những người bình thường có thiên hướng về não phải hoặc thiên về não trái. Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ thiên về não trái học các môn khoa học. Đứa trẻ đó sẽ sử dụng não trái nhiều hơn. Trong khi não phải của bé không hoạt động, rơi vào tình trạng rảnh rỗi. Bị phân tán bởi các hoạt động khác.. Điều này chính là lời giải thích cho sự thiếu tập trung, thiếu chú ý. Không hiểu bài và nhớ bài kém ở trẻ.
Trong khi đó, nếu một đứa trẻ có thể tận dụng đồng thời 2 bên não bộ cùng lúc trong việc học các môn khoa học. Trẻ sẽ không mất tập trung và đạt hiệu quả học tập tốt nhất.
Toán soroban – giải pháp giúp trẻ phát triển toàn diện não bộ và nâng cao khả năng tập trung
Toán soroban là phương pháp như thế nào?
Đây là phương pháp học ưu việt, độc đáo còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên nếu các phụ huynh dành chút thời gian tìm hiểu sẽ thấy Toán soroban vô cùng thú vị và mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Toán soroban được biết đến là phương pháp học Toán tư duy giúp trẻ phát triển toàn diện. Đặc biệt là giúp trẻ phát triển cân bằng não bộ và nâng cao khả năng tập trung.
Phát triển não bộ toàn diện cùng Toán soroban
Trong Toán soroban, khi trẻ nghe và nhìn các phép tính. Các con số theo quy luật tư duy não sẽ xuất hiện ở não trái. Tiếp ngay sau đó thông tin chuyển về não phải dưới dạng hình ảnh hạt bàn tính. Dựa vào các công thức đã học. Kết quả sẽ hiện ra ở hình ảnh hạt bàn tính ở não phải trước khi chuyển về não trái và đưa ra kết quả dưới dạng con số. Như vậy, với hoạt động điều khiển hạt bàn tính bằng tay trong Toán Soroban sẽ kích thích sự phát triển toàn bộ não.
Không chỉ vậy, chương trình Toán soroban đã khai thác lợi thế từ những đôi bàn tay của các “thiên thần”. Toán soroban giúp trẻ làm quen và tính toán các con số từ đơn giản đến phức tạp một cách nhanh chóng. Bởi trong quá trình học Toán soroban trẻ sử dụng cả hai tay để tính toán. Do vậy, cả hai bán cầu não sẽ đồng thời phát triển. Khả năng tư duy, tính toán của trẻ sẽ nhanh gấp bốn (04) lần cách phương pháp giáo dục truyền thống nhờ Toán soroban.
Toán soroban giúp trẻ nâng cao khả năng tập trung
Khi thực hành các bài tập Toán soroban. Trẻ phải tập trung chú ý và vận dụng các con số. Từ đó nâng cao năng lực tập trung. Lặp lại quá trình này nhiều lần, dần dần trẻ sẽ hình thành khả năng chú ý, quan sát sự việc xung quanh. Và phân tích dữ liệu chính xác. Toán soroban sẽ tối ưu khả năng tập trung của trẻ thông qua những con số và tăng dần mức độ phức tạp. Với áp lực thời gian cùng cường độ hoạt động của 2 bán cầu não. Trẻ sẽ luyện được khả năng tập trung cao độ. Điều này lâu dần sẽ hình thành thói quen và khả năng tập trung cho trẻ trong bất cứ việc nào.