Hiện nay, toán tư duy là một trong những môn học được rất nhiều các phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh đều khá phân vân không biết nên cho trẻ học toán tư duy Fingermath hay Soroban, hoặc thời điểm nào để trẻ có thể học tập tốt nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết này để có thể hiểu thêm nhé!
Xem thêm:
Những ưu điểm mà chỉ có trung tâm dạy toán tư duy Abacus Master mới có
Bật mí 4 phương pháp học toán tư duy hiệu quả dành cho trẻ mầm non
Tổng hợp 3 phương pháp học toán tư duy phổ biến hàng đầu hiện nay
Sự khác nhau giữa toán tư duy Fingermath và Soroban
Thực ra, Fingermath và Soroban không phải là 2 bộ môn toán tư duy mang tính bù trừ, nếu học môn này thì không phải học môn kia nữa và ngược lại. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Các mẹ có thể cho con học cả hai bộ môn này cùng một lúc nếu như có điều kiện.
Nguồn gốc: Học toán tư duy với ngón tay Fingermath là phương pháp học toán được bắt nguồn từ Hàn Quốc còn việc học toán với bàn tính Soroban được đến từ xứ sở hoa anh đào – Nhật Bản.
Những điểm tương đồng và mục tiêu chung của việc học toán tư duy Fingermath và Soroban
1. Học toán tư duy có thể giúp bé tăng cường năng tính toán và học cách tính nhẩm nhanh
Kết quả mà các bậc phụ huynh có thể thấy rõ khi bé học toán đó chính là khả năng suy luận, tính toán của bé được tăng lên một cáchh rõ rệt. Với Fingermath, bé có thể tính được một cách nhanh chóng các số từ phạm vi 0 – 99 còn với soroban thì khả năng tính toán của bé cao hơn rất nhiều. Khi được dạy đúng phương pháp, bé có thể tính nhanh và chính xác con số tới hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn và hàng triệu.
Ngoài ra, khi trẻ học toán tư duy Fingermath chỉ việc thực hiện phép tính chỉ được giới hạn trong những số tròn. Thế nhưng, khi bé học toán soroban thì bé hoàn toàn có thể thực hiện với bất kì số và phép tính nào, kể cả số thập phân.
2. Rèn luyện mức độ tập trung khi học toán tư duy
Cả hai bộ môn học toán tư duy Fingermath và Soroban đều được xem là bài tập rèn luyện trí não và sự tập trung cực tốt cho bé từ cơ bản đến nâng cao.
Vì khi học các bộ môn toán học này, các bé không chỉ cần tập trung vào các con số mà còn tập trung vào thao tác của đôi bàn tay. Số càng lớn, mức độ rèn luyện của bé càng cao. Thế nên người ta hay ví việc học toán tư duy Fingermath và Soroban như tập thể dục dành cho não bộ vậy
3. Khả năng tính tư duy thần tốc thông qua Toán tư duy
Đối với việc bé học toán tư duy Fingermath, sau khi bé dùng tay để tính nhẩm một thời gian sẽ có thể hình dung được hình ảnh tính toán bằng hai bàn tay khi sử dụng.
Đến khi bé học Soroban, việc bé hình thành bàn tính ảo trong đầu cũng như vậy. Chúng ta hay dùng cụm từ để miêu tả phương pháp này là ảo tính. Đó là cách bé có thể thực hành tư duy, không cần dùng bàn tính nhưng vẫn có thể tự lập phép tính, thao tác bằng tiềm thức để đưa ra kết quả. Lợi ích của việc bé học toán tư duy bằng phương pháp Soroban sẽ giúp bạn thấy trí nhớ cũng như khả năng của bé tiến bộ vượt bậc.
4. Học toán tư duy giúp bé phát triển toàn diện cả hai bán cầu não trái và bán cầu não phải
Trong khi giáo dục môn toán truyền thống, giáo viên chỉ tập trung vào việc phát triển bán cầu não trái thì hai môn toán tư duy Fingermath và Soroban đều hướng tới sự phát triển một cách toàn diện của bé
Khi học Fingermath hay Soroban, các bé không chỉ vận đầu đầu óc trong tính toán mà sẽ được vận động đều cả về tay trái lẫn tay phải. Việc thực hiện việc ảo tính và tính tư duy được thì từ đó sẽ vận động cả não trái và não phải giúp bé phát triển toàn diện.
Vậy thì khi nào thì nên cho bé học toán tư duy?
Các bậc phụ huynh có thể hướng cho bé học toán tư duy ngay từ bé mới từ 2 – 3 tuổi. Độ tuổi này là độ tuổi vàng để bé có thể phát triển nhanh về mọi mặt. Bố mẹ nếu có điều kiện thì nên cho bé học toán tư duy càng sớm càng tốt để tạo nền tảng về tính toán, tư duy và rèn luyện khả năng tập trung cho bé
Đối với các bé từ 5 tuổi trở lên, bố mẹ có thể cân nhắc để cho bé học toán tư duy Soroban. Tuy nhiên, trong quá trình học Soroban nếu như bạn cảm thấy bé không nắm bắt kịp có thể quay lại học Fingermath để rèn luyện khả năng tập trung, hình thành tư duy tính toán trước đó.