Nghiên Cứu Chứng Minh Sự Tác Động Của Abacus Đến Bán Cầu Não Phải

[vc_row full_width=”” parallax=”” parallax_image=”” u_row_style=”0″ u_row_paralax=”0″ u_row_scheme=”0″][vc_column width=”1/1″][vc_column_text]

Tư duy hình ảnh của người sử dụng Abacus ở cấp độ cao theo 1 nghiên cứu về sóng não

do-song-nao

Chúng tôi đã nghiên cứu sóng não (EEG; điện não đồ) trong các hoạt động khác nhau của não bộ trong hơn mười năm. Trong những ngày đầu của cuộc nghiên cứu, đối tượng chủ yếu là sinh viên. Chúng tôi cho họ nghe nhạc hoặc tính toán các vấn đề toán học và  sau đó đo điện não đồ của họ để điều tra sự hoạt động của não. Sau khi phân tích thống kê các dữ liệu thu được từ hơn hai trăm sinh viên, chúng tôi đã tìm thấy các xu hướng trong đó sóng b  – sóng chỉ ra các khu vực hoạt động của não, xuất hiện ở bán cầu bên phải trong khi nghe nhạc và xuất hiện bên bán cầu não trái trong khi tính toán. Điều này khẳng định giả thuyết rằng não phải được sử dụng để nhận ra hình ảnh, số liệu và âm nhạc và não trái (não ngôn ngữ học) để đối phó với những suy nghĩ logic, chẳng hạn như một phép tính. Vào thời điểm đó, chúng tôi được mời từ một chương trình truyền hình để đo sóng não của một nhà vô địch bàn tính Abacus. Tuy nhiên, tôi đã nghĩ sẽ khó khăn để chứng minh sự khác biệt trong điện não đồ khi có chênh lệch biến cá nhân khá lớn.

Hoạt động thần kinh trong bán cầu não phải

ban-cau-nao

Khi chúng tôi thực hiện đo sóng não nhà vô địch – một học sinh trung học khi thực hiện quá trình tính toán tinh thần, kết quả thật bất ngờ. Thông thường vùng thái dương bên trái được sử dụng để tính toán, nhưng ở đây, nó đã gần như hoàn toàn không sử dụng. Thay vào đó, những con sóng b xuất hiện trên vùng chẩm phải. Nói cách khác, người này thực hiện tính toán bằng cách sử dụng não phải.

Tôi không hoàn toàn thuyết phục từ kết quả chỉ có một người, bởi vì luôn luôn có những trường hợp ngoại lệ và một số khác biệt cá biệt trong sóng não.

Tuy nhiên, chúng tôi tiến hành đo giống vậy với các chuyên gia khác chỉ để tìm ra kết quả gần giống như các trường hợp trước. Chúng tôi hỏi nhiều người sử dụng Abacus có cấp độ cao để cho chúng tôi đo điện não đồ của họ, và thấy rằng hầu như các kết quả giống nhau chỉ 1 số chênh lệch nhỏ.

Chúng tôi đã hỏi họ làm thế nào họ tính toán, và hầu hết trong số họ đã cùng có câu trả lời rằng hình ảnh của các hạt bàn tính trong đầu của họ di chuyển nhanh chóng.

Suy nghĩ bằng lời nói và xử lý hình ảnh

Thông thường, những người bình thường tính toán trong tâm trí của họ bằng cách sử dụng giọng nói bên trong, như trong 100 trừ đi 7 là 93. Họ đưa khái niệm toán học thành các từ.

Mặt khác, người sử dụng bàn tính Abacus chỉ đơn giản là tưởng tượng ra hình ảnh của bàn tính trong đầu của họ. Họ không thay thế hình ảnh bằng lời được.

Sự khác biệt này có thể được thấy rõ khi đo điện não đồ. Những xu hướng trong việc sử dụng bộ não cũng có thể được quan sát thấy ở các người chơi cờ Shogi (cờ Nhật) chuyên nghiệp khi họ đang chơi trò chơi hoặc giải quyết các vấn đề Shogi. Tuy nhiên, khi họ tính toán, họ sử dụng não trái cũng giống như người bình thường. Điều này tương tự với những người sử dụng bàn tính Abacus. Họ không sử dụng não phải của họ trong mọi trường hợp.

Tuy nhiên, nó không có nghĩa rằng việc học bàn tính Abacus cải thiện mọi thứ về não phải, chẳng hạn như cảm nhận về nghệ thuật và âm nhạc. Điều quan trọng là khả năng hình dung, tưởng tượng có thể được áp dụng cho các đối tượng và hành vi khác. Một số chuyên gia bàn tính dùng khả năng của họ để ghi nhớ toàn bộ trang của sách giáo khoa hoặc các sự kiện trong lịch sử. Khả năng được phát triển bởi Abacus có thể được sử dụng hiệu quả trong nhiều cách khác nhau.

Không chỉ dành cho các chuyên gia mà còn cho những người mới bắt đầu, học bàn tính Abacus rất hữu ích để tạo ra hình ảnh trong não, bởi vì các hạt này được di chuyển trước mắt họ. Nó cũng cho phép ta hiểu được hệ thống thập phân và khái niệm về vị trí chữ số.

Khi trẻ hiểu được các con số, trẻ sẽ cảm thấy thích thú với toán học. Chúng sẽ tự tin hơn từ đó tạo ra tác động tích cực tới các môn học khác ở trường.

(http://www.shuzan.jp/english/brain/brain.html )

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row full_width=”” parallax=”” parallax_image=”” u_row_style=”0″ u_row_paralax=”0″ u_row_scheme=”0″][vc_column width=”1/1″][vc_single_image image=”131″ alignment=”right” border_color=”grey” img_link_large=”” img_link_target=”_self” img_size=”full”][/vc_column][/vc_row]

Bài Viết Liên Quan