Nhiều cha mẹ nghĩ rằng việc học sẽ làm trẻ nhỏ mệt mỏi, căng thẳng nên trước khi trẻ vào lớp một thì chỉ cho trẻ ăn ngủ và vui chơi mà thôi. Nhưng thực tế điều đó là không tốt cho trẻ, khiến trẻ chậm phát triển. Vậy vì sao nên cho bé tiếp xúc với toán tư duy từ khi còn nhỏ? Hãy cùng trung tâm đào tạo toán tư duy Abacus Master tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Xem thêm:
Những ưu điểm mà chỉ có trung tâm dạy toán tư duy Abacus Master mới có
Bật mí 4 phương pháp học toán tư duy hiệu quả dành cho trẻ mầm non
Tổng hợp 3 phương pháp học toán tư duy phổ biến hàng đầu hiện nay
Ưu điểm khi cho trẻ tiếp xúc với toán tư duy từ nhỏ
Việc học tập môn toán tư duy của trẻ từ 0-6 tuổi chủ yếu thực hiện qua việc tiếp xúc trực tiếp với môi trường và các trò chơi. Một trong những đặc điểm của bé trong lứa tuổi này là rất ham học hỏi, tìm hiểu. Chỉ cần cho trẻ môi trường phong phú, đa dạng, tăng cường những điều mà bé có thể tìm hiểu được thì bé sẽ được học và khám phá rất tốt, không nhất thiết phải dạy theo bài giảng một cách hệ thống.
Bạn hãy biết rằng người lớn chúng ta dạy trẻ học toán tư duy có chủ đích nhưng trẻ học trong vô thức, chúng không hề biết rằng đó là học, do đó chúng ta không cần lý giải một cách sâu sắc, không cần cố làm cho trẻ hiểu và tuyệt đối không kiểm tra trẻ.
Sai lầm tai hại trong việc dạy bé học toán tư duy từ nhỏ
Bạn hãy cứ “đàn gẩy tai trâu” bởi trẻ nhỏ như “vẹt con học nói”. Đó là phương pháp học tập mang tính thẩm thấu. Khi lần đầu tiên tiếp xúc với một vật, có thể bạn không hiểu nó rõ lắm, nhưng sau vài lần, vật ấy sẽ tự nhiên thấm vào trí não của bé mà bạn không hề hay biết. Đây chính là phương pháp dạy trẻ học toán tư duy của chương trình Giáo dục sớm dành cho trẻ từ 0-6 tuổi.
Một số ba mẹ không nghĩ rằng giáo dục sớm cho trẻ bởi những quan niệm sai lầm sau:
1. Thông minh là tố chất có sẵn, trẻ đã thông minh thì không dạy toán tư duy từ nhỏ cũng vẫn thông minh
Có 2 quan điểm trái ngược nhau: trẻ thông minh là do tư chất, do gen di truyền của cha mẹ truyền lại, tóm lại là tài năng bẩm sinh và trẻ thông minh là do được dạy dỗ toán tư duy và các môn học khác từ bé tốt. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã đưa ra bằng chứng chứng minh cho từng luận điểm, xin chia sẻ lại với bạn quan điểm phù hợp hơn.
Yếu tố bẩm sinh, di truyền là điều rất rõ ràng, những những tố chất bẩm sinh này chỉ xuất hiện ở dạng tiềm ẩn, để khai thác được cần nhờ vào sự giáo dục và rèn luyện mới có thể phát huy tối đa được. Chúng là làm 1 ví dụ: có 2 trẻ, em A sinh ra đã mang sẵn tố chất 80 điểm, em B là 60 điểm. Nếu em A được giáo dục theo cách bình thường, phát huy được 20% tố chất thì sẽ chỉ là 16 điểm mà thôi, còn em B được giáo dục tốt, phát huy được 50% tố chất thì sẽ là 30 điểm. Vậy có phải em B đã thể hiện được khả năng vược trội so với em A?
2. Trẻ khi được dạy toán tư duy từ sớm sẽ sớm tự mãn, không tập trung học và bị cô lập với các bạn và có xu hướng bị tự kỷ
Rất nhiều trường hợp đã rơi vào tình huống này. Có 2 lý do cho việc này:
– Một là trẻ đã dành quá nhiều thời gian cho 1 đam mê nào đó và bỏ qua các hoạt động khác, dẫn đến việc bị lệch, thường là bỏ qua các tương tác xã hội, không chơi với người khác mà đóng mình 1 chỗ.
– Hai là cha mẹ đã không dạy cho trẻ các nguyên tắc đạo đức, trong đó có việc khiêm tốn, ham học hỏi và giúp đỡ người khác và những người xung quanh mà lại quá tung hô khả năng vượt trội của trẻ.
Vì thế, nếu trẻ mắc phải vấn đề trên thì lỗi nằm ở cha mẹ và những người xung quanh chứ không phải ở giáo dục trẻ học toán tư duy sớm. Trẻ được giáo dục sớm ở nhà dù đã biết rất nhiều, nhưng không thể biết hết được, đến lớp vẫn có nhiều điều phải học, với 1 thái độ cầu thị và luôn coi mọi người đều có gì đó cho mình học thì trẻ sẽ học rất nghiêm túc. Thay vì kiêu ngạo thì trẻ được giáo dục sớm có thể giúp các bạn mình học bài, hiểu bài, như vậy không có lý do gì trẻ bị cô lập cả.
3. Khó và dễ khi cho bé học toán tư duy
Trong suy nghĩ của trẻ không có sự phân biệt giữa khó và dễ khi trẻ mới bắt đầu học toán tư duy. Chúng không hề biết toán tư duy khó hay dễ là cái gì, chúng sẽ tiếp nhận khi cảm thấy hiếu kỳ, ngược lại sẽ từ chối khi cảm thấy không thích. Chúng chưa bao giờ có cảm giác nghĩa vụ, cảm giác trách nhiệm hay cảm giác khó khăn.
4. Khổ và sướng khi học toán tư duy
Người lớn thường sợ trẻ con khổ sở khi phải học toán tư duy từ sớm. Có người còn tuyên bố rằng: Tôi không để con mình phải học, chỉ cần nó tự do tự tại vui chơi là được. Thế nhưng người đó đâu biết rằng giáo dục trẻ học toán tư duy ngay từ đầu một cách khoa học chính là cuộc sống vui vẻ nhất của trẻ. Trẻ là một đối tượng không sợ bất cứ một áp lực nào, không có một đứa trẻ bị bắt ép nào mà lại thông minh sớm cả.
Bạn bắt ép trẻ học, trẻ sẽ phản kháng, bạn tiếp tục ép trẻ sẽ khóc, bạn vẫn còn muốn ép trẻ sẽ lăn ra ngủ. Nếu người lớn ép học sẽ chỉ khiến chúng nảy sinh cảm giác chán ghét học hành mà thôi.
Giáo dục trẻ học toán tư duy sớm kết hợp hài hòa giữa học tập và vui chơi, “học mà chơi, chơi mà học”. Với tất cả những hoạt động chứa đầy sự thú vị và hấp dẫn, trẻ luôn vui vẻ động não, tập trung sự chú ý cũng như tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, dù bạn không dạy chúng vẫn cứ học. Vì vậy giáo dục bé học toán tư duy sớm phản đối việc “khổ học” đồng thời cũng phản đối trẻ vui chơi tự do vô bổ.
5. Sự nhồi nhét khi cho bé học toán tư duy
Phần lớn người lớn cho rằng trí não của trẻ còn quá non nớt, nếu chúng ta nhồi nhét kiến thức liên quan đến toán tư duy một cách thái quá sẽ khiến trẻ bị stress, mụ mẫm và không lớn được. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Trong giai đoạn này, trẻ học bằng phương pháp chụp ảnh. Nghĩa là tất cả những gì trẻ nhìn thấy đều được đưa lên não bằng hình ảnh.
Chỉ có một cuộc sống phong phú về thể lực và trí lực, đời sống tình cảm tốt và các hoạt động làm rèn luyện ý chí mới có thể đem lại cho trẻ những năm tháng ấu thơ tươi vui và hạnh phúc, mới để lại trong chúng những thời khắc vàng của tuổi thơ. Do đó, các bạn đừng bao giờ để con trẻ tự do vui chơi vô bổ trong những năm tháng đầu đời. Hãy cho bé học toán tư duy đúng cách để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất nhé!