Tìm cách giúp con giỏi toán tư duy từ mẫu giáo

Hầu hết, môn toán luôn là mối lo ngại đối với bậc phụ huynh khi trẻ bắt đầu đi học. Việc tìm cách giúp con giỏi toán tư duy là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi trẻ có tư duy tốt việc học toán sẽ tốt hơn, có tư duy logic hơn trong nhiều môn học khác . Vậy làm cách nào để phát huy khả năng tư duy toán học của trẻ ngày từ mẫu giáo?

Tìm cách giúp con giỏi toán tư duy từ mẫu giáo

Trong các nghiên cứu của Berch (1998), Bruer (1997), Case (1998), Gersten và Chard (2001) cho biết hầu hết trẻ có những hiểu biết đơn giản về toán học. Nhờ vào việc trẻ tiếp xúc với cha mẹ, người thân, thế giới bên ngoài từ trước độ tuổi đi học. Sự trực quan luôn là công cụ hiệu quả giúp trẻ tư duy tốt nhất. Trẻ không nhất thiết phải có một định nghĩa chính xác “số” là gì, “phép tính” là gì, “hình” là gì. Chính vì thế, cha mẹ cần giúp con mình tiếp xúc toán tư duy càng sớm càng tốt.

Điều đáng lưu ý, cha me nên để trẻ phát triển một cách tư nhiên nhất. Hãy để trẻ tiếp cận với phương pháp giáo dục toán học trong gia đình bằng những hoạt động đơn giản, không mang tính chất ép buộc trẻ. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra những phương pháp giúp trẻ giỏi toán tư duy ngay từ mẫu giáo

Bài toán hình thành về sự tương ứng

Bài toán về sự tương ứng thông qua những bài học (tô màu hình, tìm đường đi, nối hình nhờ số). Đa số nhiều người cảm thấy bài toán này có vẻ phi Toán học. Nhưng trên thực tế, trẻ sẽ dần dần rèn luyện thói que làm việc nhờ nhận ra quy luật về sự tương ứng. Ngoài ra, dạng toán này còn giúp rẻ tư duy logic hơn, nhớ lâu hơn nhờ hình ảnh. Trẻ được rèn luyện óc quan sát, cách phân tích và sự tổng hợp.

Bài toán số 1: Tô màu các bức tranh

toán tư duy, toán soroban, toan tu duy, toan soroban

Tô màu – Một trong những hoạt động giải trí, giúp trẻ thư giãn đầu óc và thỏa sức sáng tạo. Với bài học này, cha mẹ nên cùng trẻ tập tô, tập vẽ những hình ngộ nghĩnh. Đặc biệt, phụ huynh nên tập đếm cùng con sau mỗi lần hoàn thành bức tranh tô màu. Từ đây, trẻ vừa nắm được quy luật vẽ hình, vừa thấy được mối quan hệ giữa số và thực tiễn của vẽ hình.

Dạng toán này nên áp dụng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Bài toán số 2: Tìm đường đi trong mê cung

toan tu duy, toán tư duy, toasn soroban

Tìm đường mê cung – Dạng toán này được đánh giá là một trong những phương pháp giúp trẻ rèn luyện óc quan sát, tư duy logic tính toán, kích thích trí tưởng tượng của trẻ.

Điều quan trọng, cha mẹ nên tạo ra bức tranh đơn giản đến khó để bé làm quen dần. Ngoài ra, chúng ta cần chơi cùng trẻ và mô tả , gợi ý cho trẻ để tìm được con đường. Điều này sẽ giúp trẻ tránh việc chán nản trong quá trình rèn luyện toán tư duy sơ đồ.

Dạng toán này nên áp dụng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên

Bài toán số 3: Vẽ hình nhờ nối các số

Vẽ hình nhờ nối các số lại với nhau không chỉ giúp trẻ làm quen về các chữ số mà còn giúp trẻ biết nhiều hình vẽ đa dạng hơn. Bài toán gần gũi giúp trẻ  rèn luyện toán học qua các con số, màu sắc tương tự.

Bài toán hình thành biểu tượng về số, về hình.

toán tư duy, toán soroban, toan tu duy, toan soroban

Dạng bài giúp trẻ phát triển toàn diện bán cầu não . Hoạt động dùng que tính, que diêm, hình dán,…để tạo số, tạo hình luôn rèn luyện kĩ năng quan sát, xếp hình, Ngoài ra, còn giúp trẻ tư duy hình học, tư duy về số tốt hơn.

Bài toán hình thành thói quen tìm quy luật

toán tư duy, toán soroban, toan tu duy, toan soroban

Trong bài này, cha mẹ có thể dùng các trò chơi “đếm cách” (tương tự trò 5, 10, 15, 20; có thể thay số khác), vẽ hình theo quy luật để rèn cho trẻ khả năng tìm quy luật.

Cha mẹ có thể tạo ra nhiều quy luật đơn giản trong cuộc sống để chơi cùng trẻ. Chẳng hạn: “Năm nay bố hơn mẹ một tuổi, năm sau bố hơn mẹ mấy tuổi”; “Con hơn em hai tuổi, con 5 tuổi em 3 tuổi, con 6 tuổi thì em mấy tuổi?”…. Để giúp trẻ nhận biết hình học, có thể vừa chơi vừa diễn tả cấu trúc hình cho trẻ.

Chẳng hạn, có thể lấy hộp sữa, hộp đựng đậu cô ve để nói về hình trụ (cho các hộp này lăn trên sàn), quả bóng để nói về hình cầu (lăn mọi phía),…hộp quà để nói về hình lập phương,…

Những lúc vui chơi cùng con, cha mẹ chú ý dùng câu đố (hoặc khuyến khích trẻ đố lại mình) để tạo điều kiện cho trẻ khám phá ra quy luật, đặc điểm của hình, của sự vật hiện tượng. Khi gặp những đồ vật tương tự, trẻ cần được nhắc nhở để có những liên tưởng và luyện tập.

Xem thêm:
Học phí và chương trình học tại Abacus Master
Giải đáp thắc mắc của phụ huynh về Trung tâm đào tạo toán tư duy Abacus Master
Chứng nhận pháp lý của trung tâm Abacus Master

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài Viết Liên Quan