Với sự bùng nổ công nghệ như hiện nay, hầu hết trẻ nhỏ đều dần quá lệ thuộc vào máy tính. Ngay cả đối với những phép tính nhỏ nhất. Điều này dần hình thành thói quen lười suy nghĩ cho trẻ nhỏ. Vậy có cách nào giúp trẻ loại bỏ thói quen xấu này không? Cùng trung tâm đào tạo Toán soroban khám phá những phương pháp mà bạn có thể làm để giúp trẻ tránh thói quen lười suy nghĩ.
Xem thêm
- Học phí và chương trình học tại Abacus Master
- Toán soroban – cân bằng khả năng phát triển não bộ của trẻ
- Toán tư duy – Toán Soroban – Toán Luyện Trí Tuệ Abacus Master
Mách nhỏ phụ huynh một số bí kíp giúp trẻ tránh thói quen lười suy nghĩ – Toán soroban
1.Khơi dậy tính lanh lợi vốn có ở trẻ – Toán soroban
Căn cứ vào độ tuổi cũng như tính cách của trẻ, các bậc phụ huynh nên cùng trẻ tham gia một số hoạt động nhỏ mang tính chất động não, buộc trẻ phải suy nghĩ. Bố mẹ có thể cùng chơi với trẻ trò chơi với những con số, giải câu đố, thi kể chuyện…
Cách làm này không những kích thích sự động não, tư duy ở trẻ mà còn thể hiện sự quan tâm của bố mẹ. Trẻ sẽ thấy hạnh phúc hơn, tích cực hơn nếu cùng bố mẹ tham gia những trò chơi đơn giản nhưng bổ ích ấy.
2.Tập cho trẻ thói quen xem sách báo thiếu nhi – Toán soroban
Những cuốn sách báo hay truyện tranh tuổi thơ với những hình vẽ sinh động, hấp dẫn hoặc cho trẻ xem những tiết mục văn nghệ, hoạt hình thiếu nhi mang tính giáo dục cao… Trẻ thích thú sẽ nhập cuộc rất nhanh chóng. Trẻ có thể hát, nhảy theo điệu nhạc hay tha hồ tưởng tượng sau khi xem truyện tranh.
Đây là cách giải trí bổ ích cho trẻ sau những giờ học tập căng thẳng ở trường. Hơn thế nữa, nó còn khơi dậy khả năng tư duy ở trẻ theo chiều hướng tích cực.
3.Mở rộng không gian sống cho trẻ – Toán soroban
Đưa trẻ đến với thiên nhiên trong lành như vườn thú, vườn bách thảo, khu vực sinh thái, về trang trại, về nông thôn … Cho trẻ thăm thú, quan sát rồi đặt ra những câu hỏi liên quan để trẻ trả lời kèm theo giải thích mọi thắc mắc của trẻ. Trẻ sẽ chủ động suy nghĩ, tư duy, bằng chứng là trẻ luôn đặt ra những câu hỏi ngộ nghĩnh cho những thắc mắc của mình.
4.Khuyến khích, động viên trẻ – Toán soroban
Trong quá trình học tập, có thể trẻ phải tập trung suy nghĩ, tư duy căng thẳng mới giải được bài toán hay làm được những thí nghiệm đơn giản. Lúc ấy hãy động viên, khen trẻ để kích thích trẻ vui và hứng thú tiếp tục tư duy, sáng tạo.
Cha mẹ cũng nên động viên kịp thời khi thấy trẻ tiến bộ. Nếu quá khắt khe trong những lời nhận xét hay phê bình sẽ làm hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của con.
5.Bồi dưỡng hứng thú suy nghĩ ở trẻ – Toán soroban
Cha mẹ trước hết phải là tấm gương cho trẻ về mọi mặt, đặc biệt là lối suy nghĩ, tính cách, thái độ. Chính các bậc phụ huynh cũng nên học cách kiềm chế tình cảm của bản thân, có cái nhìn khách quan để khen thưởng và phê bình trẻ đúng lúc. Đồng thời, thường xuyên đặt ra những câu hỏi kích thích trẻ học hỏi, suy nghĩ.
6.Giúp trẻ duy trì thói quen động não – Toán soroban
Phụ huynh không nên có yêu cầu quá cao, vượt khả năng suy nghĩ, lối tư duy của trẻ. Phải căn cứ vào hiện trạng vốn có của bé để bắt đầu hướng dẫn trẻ suy nghĩ, từ những việc đơn giản nhất, dễ dàng nhất, rồi dần tăng độ khó để trẻ phải nỗ lực giải quyết những khó khăn gặp phải.
Những câu hỏi có mức độ khó tăng dần phù hợp với tính cách cũng như khả năng vốn có ở trẻ, giúp trẻ phát triển năng lực tư duy và học được khả năng làm chủ mọi vấn đề.
Với những hoạt động trên, Magic Mind chúc các bậc phụ huynh thành công trong việc luyện tập trí não cho trẻ, mang lại cho bé cuộc sống đa sắc màu dù bạn đang ở bất cứ đâu.
Toán soroban – giải pháp cho trẻ lười suy nghĩ
Không một phụ huynh nào muốn con bị phụ thuộc vào máy tính điện tử, Internet hay sử dụng máy tính ngay cả đối với những phép tính nhỏ nhất. Tuy nhiên thực tế cho thấy trẻ em ngày nay đã và đang quá phụ thuộc vào dụng cụ tính toán cũng như Internet. Chúng ta không thể phủ nhận sự ưu việt, thông minh của những dụng cụ tính toán này. Bởi đây là dụng cụ tính toán giúp các em xử lý dễ dàng các phép tính mà chỉ cần bấm số. Đó là lý do vì sao tại nhiều quốc gia châu Á đã tăng cường việc đưa bàn tính Soroban cùng với chương trình Toán soroban là môn học chính thức.
Bàn tính Soroban trong Toán soroban là một dụng cụ tính toán “cổ” đã được sử dụng cách đây nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, những lợi ích mà Toán soroban mang đến cho trẻ vẫn luôn được các nhà khoa học đề cao. Chúng ta đều biết Nhật Bản là quốc gia được biết đến với ngành công nghiệp điện tử phát triển hàng đầu thế giới đồng thời cũng là quốc gia có nền giáo dục top đầu thế giới.
Hiệu quả tuyệt vời từ chương trình Toán soroban
Cũng có nhiều phụ huynh cho rằng, con không cần học Toán soroban, những phép tính toán phức tạp con chỉ cần sử dụng máy tính là được. Song phụ huynh không biết rằng, Toán soroban mang lại cho con nhiều hơn những gì mà ba mẹ nghĩ. Không phải ngẫu nhiên mà chương trình Toán soroban lại được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới đến như vậy. Điển hình như tại Nhật Bản – cái nôi của Toán soroban, đất nước có nền giáo dục phát triển bậc nhất thế giới, trong cặp sách của mỗi em nhỏ đều có chiếc bàn tính Soroban. Toán soroban cùng với bàn tính Soroban đã trở thành một phần không thể thiếu, là người bạn của mỗi em nhỏ tại quốc gia này.
Khoa học cũng đã chứng minh rằng việc luyện tập với bàn tính Soroban sau đó hình dung, tưởng tượng ra bàn tính và sự di chuyển của các hạt trong quá trình tính toán. Trẻ sẽ phải tập trung cao độ trong suốt quá trình tính toán của Toán soroban. Một số ít vùng ít hoạt động trong não bộ được đánh thức. Do đó não bộ có điều kiện phát triển nhiều tiềm năng vốn có. Từ đó giúp trẻ nâng cao nhiều kĩ năng quan trọng như: khả năng tính toán, ghi nhớ, tập trung, xử lý thông tin…..
Kết:
Việc cho trẻ học và sử dụng bàn tính trong chương trình Toán soroban là rất tốt. Bởi Toán soroban sẽ là công cụ quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và góp phần nâng cao, xây dựng những kĩ năng cần thiết khác trong suốt cuộc đời trẻ. Đặc biệt là không còn hiện tượng lười suy nghĩ, lệ thuộc vào máy tính điện tử