Làm thế nào để con tư duy, thông minh, linh hoạt trí óc là vấn đề được cha mẹ quan tâm từ khi mang thai. Chúng ta phải luôn luôn tạo điều kiện cho tẻ được tư duy bằng nhiều cách khác nhau. Sau đây toán tư duy xin chia sẻ cách con tư duy thông minh như người Nhật với toán tư duy
Toán tư duy là môn học như thế nào?
Abacus Master là thương hiệu đáng tin cậy trên toàn thế giới. Môn học cung cấp chất lượng giáo dục tối ưu bằng bàn tính. Cùng với sự hoàn thiện kỹ năng tính toán ưu việt. Abacus Master giúp cân bằng và phát triển hai bán cầu não.
- Nhật Bản đặc biệt nghiên cứu chuyên sâu về não bộ. Họ cho rằng việc luyện tập Abacus là cần thiết cho việc phát triển bộ não trẻ. Vì vậy, trẻ em Nhật được học toán Abacus trong nhà trường.
- Toán Abacus là phương pháp tính toán, bước đầu bằng bàn tính thật. Theo thời gian luyện tập, trẻ em có khả năng tưởng tượng bàn tính trong đầu và thực hiện tính toán một cách nhanh chóng và chính xác đáng kinh ngạc.
- Ngoài ra, lợi ích lâu dài của việc học toán Abacus giúp phát triển não phải để có được sự cân bằng của bộ não.
Chương trình Abacus Master phù hợp với trẻ ở độ tuổi từ 4 – 12 tuổi, được chia thành 8 cấp độ. Mỗi cấp độ học trong vòng 3 tháng (tương đương 12 tuần), 1 tuần học 2 buổi (1 giờ / 1 buổi).
Lợi ích môn toán tư duy đem lại cho trẻ
1. Toán tư duy – Nâng cao kết quả học tập:
- Trẻ được hướng dẫn để dành sự tập trung vào việc học tập bằng cách lắng nghe chăm chú và hiệu quả hơn.
- Con sẽ mau hiểu rõ được mối quan hệ giữa các con số và trở nên thích thú hơn với việc học khi con tự tin đưa ra các đáp án tính toán một cách nhanh chóng và chính xác.
2. Toán tư duy – Tăng cường khả năng tập trung:
- Tập trung chính là bài tập thường xuyên của chương trình luyện tập bàn tính toán tư duy Abacus.
- Việc mất tập trung xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
- Với Abacus, trẻ được rèn nâng cao sự tập trung để cùng lúc sử dụng thị giác (mắt), thính giác (tai) để tiếp nhận thông tin (con số) và sử dụng cả hai bàn tay để di chuyển các hạt bàn tính.
- Rèn luyện Abacus giúp trẻ nâng cao khả năng tập trung tới những việc từ học tập cho đến những hoạt động khác.
3. Toán tư duy – Khả năng xử lý thông tin:
- Khi sự tập trung của trẻ đã nâng cao, trẻ sẽ có khả năng xử lý thông tin tuyệt vời.
- Thông tin xung quanh chúng ta rất nhiều nhưng nếu không có khả năng xử lý, những thông tin đó cũng không thể có ý nghiã gì.
- Khả năng xử lý nhanh thông tin cần thiết là một trong những khả năng quan trọng nhất trong thế kỷ XXI.
4. Cải thiện sự sáng tạo và trí tưởng tượng:
- Tất cả các sự vật quanh ta từ những thứ nhỏ bé như que diêm, lớn dần lên như điện thoại, tivi, ô tô, máy bay… đều là sản phẩm của trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo.
- Chức năng tuyệt vời trên thuộc về bán cầu não phải.
- Abacus chính là phương pháp giúp trẻ rèn luyện được bán cầu não phải của mình.
5. Tăng sự tự tin và khả năng thể hiện của trẻ trong các hoạt động khác
- Khi trẻ cảm thấy tự tin về khả năng tính toán của mình và cải thiện được những khả năng cần thiết trên, trẻ cũng trở nên tự tin, chủ động hơn trong các hoạt động hằng ngày.
- Trẻ càng chủ động học hỏi, trẻ càng nhanh chóng phát triển.
6. Cân bằng hai bán cầu não trái và phải:
- Từ 4 đến 12 tuổi là giai đoạn não trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Với việc sử dụng bàn tính Abacus, trẻ được rèn luyện để có khả năng sử dụng của tất cả các giác quan trong mọi việc.
Toán tư duy giúp con tư duy thông minh như người Nhật
Cần để trẻ hiểu tư duy ngay từ bé là điều cần thiết
Giúp trẻ nhận biết được ý nghĩa việc tư duy là cần thiết, cực kỳ hiệu quả giúp bé phát triển toàn bộ tư duy sau này. Thay vì ép buộc trẻ học một vấn đề nào đó, cha mẹ có thể để cho trẻ tự hiểu được ý nghĩa của việc học đó với tư duy logic của mình. Trẻ chỉ thực hiện công việc khi đã thực sự nhận thức được mục tiễn của việc cần làm.
Cách giúp trẻ hiểu được tư duy là cần thiết
Ỏ nhật, trẻ em lớp tiểu học được tới siêu thị để “tập” mua hàng. Yêu cầu đặt ra là mỗi em chỉ được mang theo 50 yên Nhật. Các em phải tận dụng tối đa với 50 yên mua được nhiều đồ nhất. Bài tập thực tế này bắt buộc trẻ phải tư duy.
Ví dụ trên cho thấy những tình huống khó khăn có thể tạo ra động cơ thúc đẩy sự nhanh nhẹn, linh hoạt của tư duy, suy nghĩ.Vì vậy,Giáo sư Hirakv luôn có lời khuyên với các bậc cha mẹ, khi con cái gặp khó khăn, đừng vội “giơ tay gúp đỡ”. Đối với con trẻ, những hoàn cảnh khó khăn là cơ hội rèn luyện tư duy tuyệt vời.
Lời khuyên này không có ý nghĩa đặt bố mẹ trở thành những “nhân vật bàng quan” với mọi hoạt động của con cái. Điều các ông bố bà mẹ cần ghi nhớ nhất là chỉ giúp đỡ con trẻ khi thực sự cần thiết. Chẳng hạn, trẻ bị ngã khi đang đi, các bà mẹ ở Mỹ hoặc Châu Âu chỉ lên tiếng động viện, khuyến khịc trẻ đứng dậy, sau đó im lặng nhìn bọn trẻ tự đứng dậy. Giáo sư Hirakv nhận xét, trong những trường hợp như thế, bố mẹ sẽ phạm sai lầm nếy lập tức chạy lại và đỡ con mình đứng dậy!
Về phương pháp phát triển năng lực tư duy trẻ em, Giáo sư Hirakv ủng hộ những đề xuất của Tiến sĩ Edward – một nhà giáo dục học, một triết gia thế kỷ XIX. Theo phương pháp của Tiến sĩ Edeward, quá trình dạy trẻ nắm bắt tên gọi của các đồ vật có thể bao gồm ba giai đoạn.