Bài viết sẽ giải thích chi tiết về toán tư duy soroban và những thứ liên quan đến phương pháp toán học hữu hiệu này.
Phương pháp toán tư duy soroban
Toán Soroban là phương pháp học Toán bằng bàn tính là một hệ thống tính nhẩm dựa trên việc hình dung một chiếc bàn tính. Bản thân bàn tính là một công cụ cổ xưa, bao gồm một số hàng hạt được nhóm lại thành các giá trị hàng chục và được gắn trên một khung.
Các phép tính toán được thực hiện bằng cách trượt các hạt qua lại để biểu thị các số khác nhau trong phép tính. Mặc dù bàn tính đã có từ hàng ngàn năm trước, nhưng rất ít người thực sự sở hữu một chiếc bàn tính như vậy.
Bàn tính soroban
Bàn tính Soroban ngày nay thường có 2 loại: loại 35 hạt và 85 hạt được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: nhựa, tre, gỗ… Với cấu tạo gồm 5 thành phần chính, gồm:
- Khung bàn tính: bao quanh bàn tính Soroban có hình chữ nhật, với viền tầm khoảng 1 – 2 cm.
- Ngăn tính và thanh ngang: Bàn tính gồm 2 ngăn trên và dưới được phân cách bởi 1 thanh ngang.
- Thanh gióng của bàn tính: Là những trục được tiện thành trụ tròn với nhiệm vụ xâu và giữ các hạt bàn tính lại với nhau. Tùy vào độ lớn của số cần tính mà số lượng thanh gióng có thể thay đổi. Tuy nhiên phải đảm bảo số lượng thanh gióng luôn là số lẻ.
- Hạt (đơn vị) bàn tính Soroban: ứng với mỗi thanh gióng sẽ có 5 hạt bàn tính.
- Điểm chỉ đơn vị/ phân cách các hàng: Thể hiện bằng chấm trắng trên thanh ngang (có thể có hoặc không) hoặc sử dụng hạt bàn tính có màu khác làm điểm chỉ đơn vị thay thế.
Quy ước về hạt bàn tính soroban
Hạt bàn tính ở cả ngăn trên và dưới khi được điều chỉnh gần vị trí thanh ngang là đang sử dụng và có giá trị. Ngược lại xa thanh ngang thì được xem là không được sử dụng, không biểu thị cho bất kì giá trị nào.
Khi 1 hạt bàn tính ở ngăn trên tiến lại gần thanh ngang thì được tính là 5. Khi 1 hạt bàn tính ở ngăn dưới tiến lại gần thanh ngang thì được tính là 1.
Khi trên cùng 1 thanh gióng có hạt ngăn trên và ngăn dưới tiến lại gần thanh ngang thì được tính cộng dồn là 5 + x (x có gia trị là 1) tùy theo số lượng hạt được sử dụng ở ngăn dưới mà cộng dồn x, tối đa là công thức 5 + x + x + x+ x.
Thanh gióng được quy ước theo thứ tự tăng dần từ phải qua trái lần lượt: hàng đơn vị/ chục/ trăm/ ngàn/ chục ngàn/ trăm ngàn/ triệu…
Quy ước sử dụng ngón tay
Đối với ngăn trên: Ngón trỏ có nhiệm vụ gẩy hạt để thực hiện phép tính cộng hay trừ.
Đối với ngăn dưới: Ngón trỏ gẩy các hạt bàn tính đi xuống xa thanh ngang nhằm thực hiện phép tính trừ. Ngón cái có nhiệm vụ gẩy các hạt bàn tính đi lên gần thanh ngang nhằm thực hiện phép cộng.
Lợi ích của toán soroban
1/ GHI NHỚ NHỮNG CON SỐ
Học toán theo phương pháp bàn tính giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ những con số khá dài. Toán Soroban thường giải quyết các phép tính lớn, đây chính là lợi ích rõ ràng nhận thấy nhất của phương pháp này. Nghiên cứu đã chứng minh rằng khả năng ghi nhớ chín chữ số khá dễ dàng đối với học sinh khi học toán thông qua phương pháp Abacus.
2/ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Học Toán trên bàn tính không chỉ là học toán mà còn rèn luyện trí óc để xử lý các vấn đề phức tạp. Toán Soroban cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề, trong cả toán học và các lĩnh vực khác của cuộc sống. Phương pháp dạy trẻ tư duy vấn đề một cách logic.
3/ TÍNH TOÁN NHANH
Học Toán bằng phương pháp bàn tính trang bị cho học sinh khả năng tính toán nhanh chóng mà không cần đến các thiết bị điện tử hay bút viết. Tất cả các phép tính được thực hiện trong đầu bằng cách tưởng tượng ra bàn tính. Đây là lý do tại sao phương pháp bàn tính trong toán học được ưa thích bởi những người muốn tham gia các kỳ thi có tính cạnh tranh cao.
4/ TƯ DUY PHẢN BIỆN
Các kỹ năng học được trong phương pháp bàn tính giúp học sinh có khả năng tư duy phản biện tốt hơn trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Các con có khả năng hình thành khái niệm tốt hơn, suy nghĩ đến các giải pháp và đi đến kết luận dễ dàng hơn.