Cách khiến học sinh tiểu học tập trung trong học tập

Người lớn thường gặp khó khăn trong việc khiến học sinh tiểu học tập trung trong học tập. Dưới đây là một số cách giúp giải tỏa nỗi băn khoăn trên.

Cách khiến học sinh tiểu học tập trung trong học tập

Theo định nghĩa, siêu nhận thức là kỹ năng mà một người hiểu biết về kiến thức và năng lực tư duy của chính mình; đồng thời chủ động theo dõi và đánh giá quá trình nhận thức của bản thân; cũng như nỗ lực điều chỉnh quá trình nhận thức khi cần thiết để giải quyết được vấn đề.

Ngay từ khi học mẫu giáo, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách xây dựng các kỹ năng siêu nhận thức thông qua quá trình lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá việc học của các em. Khi học sinh lên lớp ba, chúng có thể bắt đầu sử dụng các chiến lược này với sự lựa chọn có tính độc lập cao hơn.

1/ Lập kế hoạch – cách đầu tiên giúp học sinh tiểu học tập trung trong học tập

Khi học sinh bắt đầu làm việc mà không có kế hoạch, các con dễ trở nên bối rối và choáng ngợp trước nhiệm vụ. Các con có thể bỏ cuộc, mất tập trung hoặc dễ dàng trở nên thất bại trong việc học. Dành thời gian để lập kế hoạch có thể giúp học sinh tránh những vấn đề này. 

Lập kế hoạch có thể là xem trước nhiệm vụ, đặt mục tiêu, quyết định cách tiếp cận nhiệm vụ và kết nối với thông tin đã học trước đó. Các chiến lược sau đây giúp học sinh lập kế hoạch:

  • Xây dựng kiến ​​thức trước: Giáo viên có thể giúp học sinh xây dựng kiến ​​thức trước bằng cách kết nối thông tin mới với những gì học sinh đã biết. Điều này giống như giúp học sinh động não để trả lời một câu hỏi. Ví dụ: xem một đoạn video ngắn giới thiệu hoặc biểu diễn, hoặc xem và thảo luận về các bức tranh hoặc đồ vật liên quan đến chủ đề sẽ học. Kiến thức nền tảng vững chắc có thể giúp học sinh đưa ra dự đoán chính xác và tiếp nhận thông tin trong giờ học.
  • Thiết lập mục tiêu: Việc để học sinh đặt mục tiêu và theo dõi sự tiến bộ có liên quan đến việc tăng 32% thành tích. Giáo viên có thể giúp học sinh thiết lập các mục tiêu ngắn hạn liên quan đến kỹ năng mà các con đang học cũng như các mục tiêu và giá trị cá nhân dài hạn của học sinh.
  • Lập kế hoạch cho quá trình: Tất cả chúng ta đều đã có kinh nghiệm thiết lập mục tiêu, chỉ còn cần động lực và sự tuân thủ cần thiết để biến chúng thành hiện thực. Giáo viên có thể giúp học sinh suy nghĩ về những thay đổi mà các em cần thực hiện trong hành vi và thói quen hàng ngày của mình. Học sinh có thể lập một kế hoạch hoặc danh sách kiểm tra và sử dụng danh sách này để theo dõi sự tiến bộ hàng ngày của mình hoặc các bước giúp bé đạt được mục tiêu của mình.

2/ Chiến lược theo dõi – các cách giúp học sinh tiểu học tập trung trong việc học

Có rất nhiều đứa trẻ gặp khó khăn khi không biết lúc nào cần tìm sự giúp đỡ hoặc có thể phụ thuộc quá mức vào giáo viên để đảm bảo rằng các con đang thực hiện công việc của mình một cách chính xác.

Các con có thể thiếu cảm giác tin tưởng vào bản thân hoặc không tin rằng những nỗ lực của mình sẽ đạt được hiệu quả. Các chiến lược theo dõi sẽ giúp các con nhận ra sự thay đổi tích cực trong từng ngày của mình.

  • Nói chuyện “siêu nhận thức”: Giáo viên có thể khuyến khích học sinh sử dụng thảo luận để xây dựng kiến ​​thức thay vì chỉ tham gia để trình bày những gì các con biết. Các chiến lược như chia sẻ suy nghĩ theo cặp hoặc giải thích trực quan các bước trong suy nghĩ của các con giúp học sinh hiểu rằng có nhiều cách để tiếp cận một vấn đề hoặc nhiệm vụ cụ thể.
  • Phân tích, ưu tiên, tóm tắt: Học sinh cần được dạy các phương pháp tóm tắt thông tin khác nhau và phân chia các sự kiện, chi tiết và từ khóa chính.
  • Đa dạng hóa: Khi tiếp cận một nhiệm vụ học tập mới, điều quan trọng là học sinh phải biết nhiều cách để giải quyết một vấn đề hoặc nhiều kiểu tiếp cận một kỹ năng. Các chiến lược kết hợp thông tin bằng lời nói và hình ảnh giúp việc học trở nên dễ nhớ hơn. Khi học sinh đã quen với nhiều cách thực hiện, các con sẽ tìm được cách làm phù hợp với bản thân.

3/ Thúc giục – cách khiến trẻ chú ý hơn trong việc học

Nếu học sinh không đánh giá được việc học của chính mình, các con thường không hiểu cách sử dụng các chiến lược trong những bối cảnh khác nhau hoặc không thể giải quyết các vấn đề trong tương lai. Các con có thể biết rằng chúng đã làm sai điều gì đó nhưng không biết lý do tại sao hoặc các con nên làm gì khác vào lần sau để tránh vấn đề tương tự. 

Để đánh giá việc học của mình, học sinh nên xem xét liệu chiến lược con chọn có hiệu quả hay không và con sẽ thay đổi điều gì cho lần sau. Các chiến lược sau đây giúp học sinh giải quyết được thắc mắc trên

  • Đánh giá: Kiểm tra nên được sử dụng trong quá trình học, không phải chỉ học một lần là xong. Học sinh có thể tạo các bài kiểm tra thực hành hoặc câu hỏi kiểm tra của riêng mình. Giáo viên có thể sử dụng các bài kiểm tra để tìm hiểu những gì học sinh biết, giúp học sinh sắp xếp thứ tự ưu tiên thông tin quan trọng và đánh giá việc học trong giờ học.
  • Tìm kiếm thông tin phản hồi: Trong lớp học, giáo viên đóng vai trò như một huấn luyện viên cho học sinh, cung cấp thông tin về mục tiêu học tập và sự tiến bộ. Khi nhận xét học sinh, không nên để các con cảm thấy xấu hổ mà phải để các con trả lời được các câu hỏi: Con đang hướng tới điều gì? Con đã tiến bộ như thế nào? 
  • Nhận xét và sửa đổi: Sau khi đánh giá, tự đánh giá hoặc nhận kết quả, học sinh phải nhận xét xem liệu chiến lược các con đang sử dụng có hiệu quả hay không. Sau đó, các con tự quyết định những thay đổi cần thực hiện. Khi các con sửa đổi, học sinh xem xét những gì không tốt và sửa chữa nó.Học sinh sẽ có được sự tập trung nếu bạn tuân thủ quy trình trên

Cách duy nhất để làm cho các con tập trung hơn trong học tập là dạy cho các con biết nhiều cách để cải thiện việc học của mình. Việc kết hợp các kỹ năng siêu nhận thức và chiến lược học tập ở trên đã giúp nhiều học sinh trở nên tập trung hơn trong việc học của chúng.

Người lớn đừng “ép” các con phải chạy theo thành tích, chú tâm vào kết quả. Những cách làm này khiến các con chán nản, mệt mỏi hơn khi học tập.

Bài Viết Liên Quan