Qua câu chuyện của Ulrich Boser về cách mà ông đã xóa tan nỗi sợ toán học khi làm toán với bàn tính Abacus. Chúng ta sẽ có cái nhìn mới giúp con vượt qua nỗi “sợ toán”.
Cơ duyên khi trông thấy một cô bé làm toán với phương pháp Abacus
Cách đây vài năm, câu chuyện xảy ra trong một lớp học dưới tầng hầm nhỏ ngay bên ngoài thành phố New York. Ulrich Boser đã được chứng kiến Serena Stevenson – một học sinh trung học, trả lời thành công nhanh chóng các câu hỏi toán học.
Khi giáo viên đọc ra các con số: 74,470 – 70,809 – 98,402, Stevenson đã ghi nhớ chúng vào đầu. Đối với mỗi câu hỏi, cô gái nhỏ nhắm mắt lại, và sau đó các ngón tay của bàn tay phải bắt đầu “co giật”, sau đó là những “cú gảy”. Các chuyển động rất nhanh và chính xác.
Trong gần một giờ, cô bé đã sử dụng phương pháp dùng bàn tính để giải toán. Đôi khi cô bé ấy cho kết quả sai và rồi chỉ mỉm cười, nhún vai. Nhưng cô bé cũng trả lời chính xác nhiều bài toán, bao gồm cả phép cộng nhiều số và có 5 chữ số trở lên.
Chìa khóa thành công của cô bé là “công nghệ” tính toán cổ đại được gọi là bàn tính “Abacus”. Bàn tính có các đĩa nhỏ di chuyển lên xuống trên các trụ mỏng. Các đĩa nhỏ có giá trị khác nhau và bốn hạt ở phía dưới có giá trị là 1. Đĩa ở trên cùng có giá trị là 5. Để tính một bài toán, bạn di chuyển các đĩa lên và xuống cho đến khi tìm được lời giải.
Trong phần lớn thời gian của buổi tối hôm đó, Stevenson đã sử dụng một phương pháp gọi là “Abacus tinh thần”, hình dung ra chiếc bàn tính trong tâm trí và sau đó sử dụng các ngón tay để giải quyết vấn đề.
Từ việc quan sát Stevenson, Ulrich Boser biết rằng việc đạt được kỹ năng trên bàn tính không chỉ là vấn đề đếm số hạt. Vì vậy, ông quyết định đăng ký cho mình và hai con gái tham gia một khóa học về Abacus để xem liệu cha con của ông có thể trau dồi kỹ năng toán học hay không. Trong suốt quá trình đó, Ulrich Boser đã rất ngạc nhiên về cách mọi người đạt được những kỹ năng tính toán mới.
Abacus – phương pháp tính toán cổ xưa với công nghệ hiện đại
Bàn tính đã xuất hiện trước việc chế tạo thủy tinh và cả quá trình phát minh ra bảng chữ cái. Người La Mã cổ đại đã sở hữu các công cụ đếm bằng chuỗi hạt. Từ “tính toán” xuất phát từ cụm từ “vẽ viên sỏi” miêu tả việc sử dụng các công cụ giống bàn tính để làm toán.
Các nhà nghiên cứu từ Harvard đã đến Trung Quốc để nghiên cứu công cụ “Abacus” này. Nghiên cứu cho thấy rằng những sinh viên sử dụng bàn tính thường tư duy nhiều hơn những sinh viên dùng các thiết bị tính toán hiện đại.
Nhà tâm lý học David Barner của UC San Diego – người dẫn đầu trong nghiên cứu về Abacus. Ông đã lập luận rằng, việc đào tạo dùng bàn tính có thể nâng cao đáng kể các kỹ năng toán học và những lợi ích của nó có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.
Barner còn nói rằng: “Dựa trên những gì chúng tôi biết về giáo dục toán từ sớm và những ảnh hưởng lâu dài của nó. Tôi dự đoán những đứa trẻ sử dụng phương pháp Abacus sẽ có điểm số môn toán cao hơn trong tương lai”.
Những kết luận này đã truyền cảm hứng cho những người muốn học phương pháp Abacus, và các trường học dành cho môn thực hành này đã mọc lên khắp nơi từ Los Angeles đến New Jersey.
Em gái của Ulrich Boser – Katharina, tự coi mình là một trong số những người như thế. Là một giáo viên ở Maryland, cô bắt đầu sử dụng công cụ này để dạy toán cho học sinh của mình vài năm trước. Giờ đây, cô tổ chức các buổi hội thảo về bàn tính và có nhiều phương pháp ứng dụng bàn tính khác nhau để giúp học sinh của mình trau dồi kỹ năng sử dụng công cụ này.
Làm toán với phương pháp ABACUS giúp tâm trí và cơ thể kết nối với nhau
Khi lần đầu tiên Ulrich Boser xem Serena Stevenson tính toán, ông cho rằng, cử chỉ tay của cô bé thật giả tạo. Nhưng ông đã thay đổi suy nghĩ khi xem các học sinh khác biểu diễn trên Youtube. Hơn nữa, ông nhận ra rằng, các chuyển động tay hóa ra là trọng tâm của việc luyện tập. Nếu không có bất kỳ chuyển động nào của ngón tay, độ chính xác có thể giảm hơn một nửa.
Lý giải cho sức mạnh của các cử chỉ là do sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể. Nhưng điều quan trọng không kém là thực tế, bàn tính làm cho việc học trở thành một việc làm. Đó là một quá trình cực kỳ hấp dẫn. Một sinh viên đã nói với Boser, bàn tính có vai trò “nâng cao trí tuệ” cho não bộ.
Nhà tâm lý học Rich Mayer đã viết rất nhiều về ý tưởng này. Ông đã chỉ ra rằng mọi người có được kiến thức chuyên môn bằng cách chủ động làm ra những gì họ biết. Như anh ấy đã nói với Ulrich Boser: “Học tập là một hoạt động mang tính tổng hợp.”
Giảm thói quen “dùng” trí nhớ ngắn hạn khi làm toán Abacus
Sau khi chứng kiến những sinh viên sử dụng bàn tính như Stevenson, Ulrich Boser đã nghiên cứu thêm và sớm phát hiện ra một lý do khác khiến bàn tính trở nên hữu ích trong việc học toán. Bàn tính làm giảm nhu cầu về trí nhớ ngắn hạn cho não bộ. Khi mọi người sử dụng các hạt trên bàn tính, họ đang sử dụng thiết bị để theo dõi các chữ số, cho phép họ thực hiện các phép tính phức tạp hơn.
Mặc dù trí nhớ ngắn hạn rất quan trọng. Các nhà nghiên cứu hiện nay tin rằng mọi thứ chúng ta học trước tiên cần phải được xử lý trong bộ nhớ ngắn hạn. Sau đó kiến thức mới được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn. Vấn đề là trí nhớ ngắn hạn khá ngắn. Điều này giải thích tại sao chúng ta không thể làm nhiều việc cùng lúc trong khi học.
Bàn tính dường như đã phát triển qua nhiều thế kỷ với mục đích giảm bớt nhu cầu sử dụng trí nhớ ngắn hạn. Nhà tâm lý học David Banner của UC San Diego đã nói với Ulrich Boser: “bàn tính phù hợp với việc gia hạn trí nhớ của con người”.
Về vấn đề này, bàn tính cung cấp một số tiền đề quan trọng khi học. Chúng ta thường đánh giá quá cao lượng thông tin chúng ta có thể lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn. Chính xác hơn, mọi người thường cố gắng học quá nhiều tại một thời điểm. Chẳng hạn, mọi người sẽ nghĩ rằng họ vừa có thể nghe giảng trong khi nói chuyện với bạn bè. Hoặc mọi người sẽ cố gắng hiểu một ý tưởng lớn, phức tạp chỉ trong một lần nghe. Tuy nhiên, phần lớn là họ không thể.
Để học tốt điều gì đó, mọi người cần biết cách học cơ bản
Ngay sau khi đăng ký tham gia lớp học bàn tính. Cha con Ulrich Boser đã phát hiện ra rằng phương pháp học này dựa trên một chiến lược toán học được gọi là phân tích. Phương pháp này giúp tính toán dễ dàng hơn bằng cách chia nhỏ các số thành các số thành phần của chúng. Vì vậy, học sinh được khuyến khích suy nghĩ về thành phần của con số. Ví dụ: 10 được tạo ra bằng cách hợp nhất giữa 7 cộng với 3 hoặc bằng cách hợp nhất giữa 6 cộng 4.
Đối với một bài toán thông thường, 13 bằng 5 cộng 8. Trên bàn tính, bạn sẽ không tính theo cách thực tế đó. Thay vào đó, bạn sẽ “phân tích” các con số. 10 cộng với 5 rồi trừ đi 2 để đi đến câu trả lời là 13.
Ulrich nói “Có thể mất nhiều thời gian hơn để học toán theo cách này”. Cách chia nhỏ các số ra giúp mọi người nhận thấy đây là cách học toán có hiệu quả.
Phương pháp Abacus mang lại sự tự tin cho người học
Ulrich Boser đã không mong đợi sự tự tin của ông trong toán học được tăng lên. Ông là một trong số nhiều người có nghi ngờ về toán học. Dù đó là lượng giác hay lý thuyết số, ông đều cảm thấy sợ hãi. Giải pháp dành cho toán của ông là tránh né. Nếu phải tính toán, ông sẽ lên mạng và tìm lời giải.
Ulrich Boser thấy bàn tính rất hữu ích. Nó đã cho ông một phương pháp thành thạo tính toán. Sau một vài lớp học về Abacus, và thường xuyên luyện tập, ông thấy môn toán dường như bớt đáng sợ hơn một chút. “Tôi đã không trở thành Euclid” – Ulrich Boser nói.
Hai người con của Ulrich đã rất vui khi các lớp học về Abacus kết thúc. Rõ ràng là sau khi theo học, chúng cũng đã có được sự tự tin về toán học. Con gái út của ông ngày càng vui vẻ sau khi giải đúng một bài toán. Trong khi đứa con lớn của ông mang bàn tính vào trường để cho cô giáo xem. Đây là những thành công nhỏ. “Chỉ là một khoảnh khắc của sự tự đắc” nhưng điều đó cho thấy rằng cả ba cha con ông đều tự tin hơn trong việc tính toán nhờ bàn tính Abacus.
Dựa trên câu chuyện của Ulrich Boster trên vox.com
>>> Sớm ươm mầm tình yêu toán học trong con